Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại
- Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 01/5
- Hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho các đối tượng
- Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm Bình Dương 25 năm phát triển (01/01/1997-01/01/2022)
- Từ ngày 12/10/2021, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách tại Trung tâm Hành chính công tỉnh
- Bình Dương: Điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội kể từ ngày 01/10/2021
- Bình Dương tiếp tục kiểm soát nghiêm người ra, vào tỉnh
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát bệnh dại theo mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 25/03/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030" trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tổ chức thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo (định kỳ, bổ sung), bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn chó, mèo nuôi được thống kê, trong giai đoạn năm 2023 - 2025 và từ 80% trở lên trong giai đoạn năm 2026 – 2030; tăng cường giám sát bệnh dại trên động vật với sự hỗ trợ của cộng đồng dân cư; kịp thời chia sẻ thông tin với ngành Y tế khi có các ca bệnh dại trên đàn chó, mèo; báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu bệnh dại trên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS) của Cục Thú y.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống bệnh dại; xây dựng, cung cấp nội dung tuyên truyền hỗ trợ cho các địa phương tuyên truyền qua Đài phát thanh các cấp; rà soát, tổ chức xây dựng và duy trì các vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị chuyên môn y tế kịp thời chia sẻ, trao đổi thông tin chính xác với cơ quan Thú y ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn (trong vòng 24 giờ); tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh dại theo quy định.
Đồng thời, đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời; kiểm tra và xử lý theo đúng quy định đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng phương pháp chưa được công nhận, thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.