Bình Dương: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng cuối năm 2024.
- Bình Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn.
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp lãnh đạo JICA
- Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- UBND tỉnh xem xét định mức chi đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao.
- Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng Lãnh sự Malaysia
- Bình Dương sẽ tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh kết hợp xúc tiến đầu tư vào ngày 26/9/2024
Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đại diện các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị
Trong 6 tháng đầu năm 2024, với tinh thần "khẩn trương, chủ động", cùng với sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, các ngành, các cấp đều xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, ưu tiên nguồn lực để thực hiện, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị chủ đầu tư.
Đến nay, UBND tỉnh đã phân bổ hết 100% kế hoạch vốn cho các công trình, dự án theo quy định, không để xảy ra tình trạng "vốn chờ công trình" ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
Tính đến ngày 27/6/2024, giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 là 4.191 tỷ đồng, đạt 27,4% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 19,1% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương giải ngân 1.524 tỷ đồng, đạt 47,9% kế hoạch; nguồn vốn ngân sách địa phương giải ngân 2.666 tỷ đồng, đạt 14,2% kế hoạch.
Giá trị giải ngân các công trình trọng điểm là 2.819 tỷ đồng, đạt 16,1% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân của tỉnh.
Nhiều chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân trên 40%. Nhiều chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn lớn có tỷ lệ giải ngân đảm bảo được tiến độ.
Đại diện các sở, ngành, địa phương trình bày kết quả thực hiện đầu tư công của đơn vị, cũng như nêu các khó khăn, vướng mắc cần giải quyết
Tuy nhiên, theo đánh giá, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đến nay chưa đạt được kỳ vọng, lượng vốn còn chưa giải ngân khá lớn, tập trung ở các công trình, dự án trọng điểm. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan đến cơ chế, chính sách của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; công tác phối hợp trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị chủ đầu tư…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết, kế hoạch đưa vào sử dụng đối với các tuyến đường trọng điểm Vành đai 3, Vành đai 4 cần đảm bảo đúng tiến độ, không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nước. Ông đề nghị các ban, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong giải tỏa đền bù, nhất là liên quan đến việc di dời các công trình kỹ thuật.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá, cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giải ngân năm 2024 thấp hơn so với năm 2023. Ông đề nghị các sở, ngành, địa phương cần tập trung vào các công trình trọng điểm như đường Vành đai 3; Quốc lộ 13; cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cầu Bạch Đằng 2;… Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp kéo dài thời gian thực hiện dự án do nhà thầu hoặc đơn vị tư vấn năng lực yếu kém...
Thảo Lam