Kịp thời khắc phục, khơi thông những điểm nghẽn trong cải cách hành chính.
- Bình Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn.
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp lãnh đạo JICA
- Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- UBND tỉnh xem xét định mức chi đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao.
- Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng Lãnh sự Malaysia
- Bình Dương sẽ tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh kết hợp xúc tiến đầu tư vào ngày 26/9/2024
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tham dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.
Tại điểm cầu Bình Dương tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, huyện, thành phố.
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương
Phiên họp tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024 và những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính thời gian tới.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, 6 tháng đầu năm 2024, công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện CCHC được triển khai bài bản, bám sát thực tiễn, phát huy hiệu quả.
Công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được quan tâm, có nhiều đổi mới. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh, 247 TTHC, giấy tờ công dân, thực thi phương án phân cấp đối với 108 TTHC. Thủ tướng đã phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 40 TTHC nội bộ.
Cải cách tổ chức bộ máy được thực hiện quyết liệt và có nhiều chuyển biến tích cực. Đến ngày 30/6/2024, tỷ lệ TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến đạt 81%, tỷ lệ TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 48%. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến toàn trình của các Bộ, ngành đạt 61%, cấp tỉnh, thành phố đạt 17%. 100% các Bộ, ngành địa phương đã hoàn thành kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
Chuyển đổi số Quốc gia, xây dựng Chính phủ số được triển khai quyết liệt, hiệu quả và đi vào thực chất. Nổi bật là nhiều chỉ số của Việt Nam được thăng hạng (năm 2023, xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc, xếp thứ 106 trong bộ chỉ số tự do kinh tế thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022; xếp thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2022).
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Phiên họp
Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần kịp thời khắc phục, khơi thông những điểm nghẽn trong cải cách hành chính; đơn giản hóa các TTHC còn rườm rà; khắc phục tình trạng thực hiện chưa nghiêm, gây phiền hà, bức xúc cho người dân trong thực hiện TTHC; kiện toàn lại bộ máy tổ chức hoạt động chưa thực sự hiệu quả; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Thủ tướng cũng đề nghị, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; chuyển đổi số Quốc gia theo kế hoạch, lộ trình, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách thể chế, tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho sản xuất, kinh doanh; gắn kết chặt chẽ giữa cải cách, đơn giản hóa TTHC với chuyển đổi số…
Yến Nhi